Bài 2 - Laravel quản lý tập tin và hình ảnh

Học lập trình Laravel căn bản - Bài 2

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn một số chức năng thường xuyên sử dụng trong lập trình php với Laravel:

- Kiểm tra dữ liệu trước khi lưu xuống cơ sở dữ liệu (sử dụng hàm validate()).

- Upload hình ảnh hoặc file lên website và xóa file cũ khi sửa.

- Chọn giá trị từ một bảng dữ liệu khác.

Yêu cầu bài tập: 

1. Tạo một bảng dữ liệu học sinh gồm 2 thông tin (tên học sinh, số điện thoại) và viết chức năng thêm, sửa, xóa, hiển thị danh sách (Lập trình Laravel căn bản - Bài 1).

2. Thêm trường dữ liệu (hình thẻ, lý lịch, khối) cho bảng học sinh. Trong đó, trường hình thẻ là đường dẫn hình thẻ của học sinh được upload lên và lý lịch là đường dẫn file word lý lịch của của học sinh được upload lên, khối là trường dữ liệu được kết từ bảng khối (id, tenkhoi).

Sau khi chúng ta thực hiện xong yêu cầu đầu tiên từ bài tập trước, chúng ta sẽ tiếp tục với yêu cầu thứ 2.

Chúng ta thêm 3 trường dữ liệu trên như sau:

+ hinhthe: varchar(255)

+ lylich: varchar(255)

+ khoi: int (10)

Và tạo bảng dữ liệu tên "tbl_khoi" với 2 trường dữ liệu sau:

+ id: int(10)

+ tenkhoi: varchar(255)

Sau khi tạo bảng dữ liệu "tbl_khoi" xong các bạn có thể viết quản lý thêm, sửa, xóa như đã được hướng dẫn từ bài trước và thêm vào các khối như KHỐI 6, KHỐI 7, KHỐI 8, KHỐI 9.

Tiếp theo chúng ta sẽ chỉnh sửa lại một số function và form.

- Function create(): hàm hiển thị trang thêm học sinh của file "HocSinhController.php"

Chúng ta sẽ chỉnh sửa lại hàm này lại như sau:

public function create()
{
	//Lấy danh sách bảng khối
	$dskhoi = DB::table('tbl_khoi')->select('id','tenkhoi')->get();
	//Hiển thị trang thêm học sinh
	return view('hocsinh.create')->with('dskhoi',$dskhoi);
}

- Trong file "create.blade.php" các bạn thêm dòng code sau để hiển thị kết quả kiểm tra dữ liệu không thỏa điều kiện validate() được viết trong function store(Request $request) của file "HocSinhController.php".

@if ($errors->any())
<div class="alert alert-danger alert-dismissible" role="alert">
<ul>
@foreach ($errors->all() as $error)
<li>{{ $error }}</li>
@endforeach
</ul>
<button type="button" class="close" data-dismiss="alert" aria-label="Close">
<span aria-hidden="true">&times;</span>
<span class="sr-only">Close</span>
</button>
</div>
@endif

Sửa lại form thêm mới học sinh:

+ Thêm đoạn code sau để có thể upload file trong thẻ form thêm học sinh: enctype="multipart/form-data"

+ Thêm 3 trường dữ liệu nhập vào trong form thêm học sinh:

<div class="form-group">
<label for="hinhthe">Chọn hình thẻ</label>
<input type="file" class="form-control" id="hinhthe" name="hinhthe"/>
</div>
<div class="form-group">
<label for="lylich">Chọn file lý lịch</label>
<input type="file" class="form-control" id="lylich" name="lylich"/>
</div>
<div class="form-group">
<label for="khoi">Chọn khối</label>
<select class="form-control" id="khoi" name="khoi" required>
<option value="">-- Chọn khối --</option>
@foreach($dskhoi as $khoi)
<option value="{!! $khoi->id !!}">{!! $khoi->tenkhoi !!}</option>
@endforeach
</select>
</div>

- Trong file "HocSinhController.php" chúng ta chỉnh sửa nội dung function store() như sau:

public function store(Request $request)
{		
	//Kiểm tra giá trị tenhocsinh, sodienthoai, khoi
	$this->validate($request, 
		[
			//Kiểm tra giá trị rỗng
			'tenhocsinh' => 'required',
			'sodienthoai' => 'required',
			'khoi' => 'required',
		],			
		[
			//Tùy chỉnh hiển thị thông báo
			'tenhocsinh.required' => 'Bạn chưa nhập tên học sinh!',
			'sodienthoai.required' => 'Bạn chưa nhập số điện thoại!',
			'khoi.required' => 'Bạn chưa chọn khối!',
		]
	);
	
	//Lưu hình thẻ khi có file hình
	$gethinhthe = '';
	if($request->hasFile('hinhthe')){
		//Hàm kiểm tra dữ liệu
		$this->validate($request, 
			[
				//Kiểm tra đúng file đuôi .jpg,.jpeg,.png.gif và dung lượng không quá 2M
				'hinhthe' => 'mimes:jpg,jpeg,png,gif|max:2048',
			],			
			[
				//Tùy chỉnh hiển thị thông báo không thõa điều kiện
				'hinhthe.mimes' => 'Chỉ chấp nhận hình thẻ với đuôi .jpg .jpeg .png .gif',
				'hinhthe.max' => 'Hình thẻ giới hạn dung lượng không quá 2M',
			]
		);
		
		//Lưu hình ảnh vào thư mục public/upload/hinhthe
		$hinhthe = $request->file('hinhthe');
		$gethinhthe = time().'_'.$hinhthe->getClientOriginalName();
		$destinationPath = public_path('upload/hinhthe');
		$hinhthe->move($destinationPath, $gethinhthe);
	}
	
	//Lưu file lý lịch khi có file
	$getlylich = '';
	if($request->hasFile('lylich')){
		$this->validate($request, 
			[
				//Kiểm tra đúng file đuôi .doc hay .docx và dung lượng không quá 5M
				'lylich' => 'mimes:doc,docx|max:5120',
			],			
			[
				//Tùy chỉnh hiển thị thông báo không thõa điều kiện
				'lylich.mimes' => 'Chỉ chấp nhận lý lịch với đuôi .doc .docx',
				'lylich.max' => 'Lý lịch giới hạn dung lượng không quá 5M',
			]
		);
		
		//Lưu file vào thư mục public/upload/lylich
		$lylich = $request->file('lylich');
		$getlylich = time().'_'.$lylich->getClientOriginalName();
		$destinationPath = public_path('/upload/lylich');
		$lylich->move($destinationPath, $getlylich); 
	}
	
	//Lấy giá trị học sinh đã nhập
	date_default_timezone_set("Asia/Ho_Chi_Minh");
	$allRequest  = $request->all();
	$tenhocsinh  = $allRequest['tenhocsinh'];
	$sodienthoai = $allRequest['sodienthoai'];
	$khoi = $allRequest['khoi'];
	
	//Gán giá trị vào array
	$dataInsertToDatabase = array(
		'tenhocsinh'  => $tenhocsinh,
		'sodienthoai' => $sodienthoai,
		'hinhthe' => $gethinhthe,
		'lylich' => $getlylich,
		'khoi' => $khoi,
		'created_at' => date('Y-m-d H:i:s'),
		'updated_at' => date('Y-m-d H:i:s'),
	);
	
	//Insert vào bảng tbl_hocsinh
	$insertData = DB::table('tbl_hocsinh')->insert($dataInsertToDatabase);
	if ($insertData) {
		Session::flash('success', 'Thêm mới học sinh thành công!');
	}else {                        
		Session::flash('error', 'Thêm thất bại!');
	}
	
	//Thực hiện chuyển trang
	return redirect('hocsinh/create');
}

- Sửa chức năng hiển thị danh sách học sinh:

+ Sửa function index() trong file "HocSinhController.php"

public function index()
{
	//Lấy danh sách học sinh từ database
	$getData = DB::table('tbl_hocsinh as hs')
				->leftJoin('tbl_khoi as khoi', 'hs.khoi', '=', 'khoi.id')
				->select('hs.id','hs.tenhocsinh','hs.sodienthoai','hs.hinhthe','hs.lylich','khoi.tenkhoi')->get();
				
	//Gọi đến file list.blade.php trong thư mục "resources/views/hocsinh" với giá trị gửi đi tên listhocsinh = $getData
	return view('hocsinh.list')->with('listhocsinh',$getData);
}

+ Chỉnh sửa nội dung file "list.blade.php" như đoạn code sau:

@extends('templates.master')
@section('title','Quản lý học sinh')
@section('content')
<?php //Hiển thị thông báo thành công?>
<div class="page-header"><h4>Quản lý học sinh</h4></div>
@if ( Session::has('success') )
<div class="alert alert-success alert-dismissible" role="alert">
<strong>{{ Session::get('success') }}</strong>
<button type="button" class="close" data-dismiss="alert" aria-label="Close">
<span aria-hidden="true">&times;</span>
<span class="sr-only">Close</span>
</button>
</div>
@endif
<?php //Hiển thị thông báo lỗi?>
@if ( Session::has('error') )
<div class="alert alert-danger alert-dismissible" role="alert">
<strong>{{ Session::get('error') }}</strong>
<button type="button" class="close" data-dismiss="alert" aria-label="Close">
<span aria-hidden="true">&times;</span>
<span class="sr-only">Close</span>
</button>
</div>
@endif
<?php //Hiển thị danh sách học sinh?>
<style>
#myImg { border-radius: 5px; cursor: pointer; transition: 0.3s; }
#myImg:hover {opacity: 0.7;}
/* The Modal (background) */
.modal { display: none; position: fixed; z-index: 9999; padding-top: 50px; left: 0; top: 0; width: 100%; height: 100%; overflow: auto; background-color: rgb(0,0,0); background-color: rgba(0,0,0,0.9);}
/* Modal Content (image) */
.modal-content { margin: auto; display: block; width: 50%; max-width: 400px; }
/* Caption of Modal Image */
#caption { margin: auto; display: block; width: 80%; max-width: 700px; text-align: center; color: #ccc; padding: 10px 0; height: 50px; }
/* Add Animation */
.modal-content, #caption { -webkit-animation-name: zoom; -webkit-animation-duration: 0.6s; animation-name: zoom; animation-duration: 0.6s; }
@-webkit-keyframes zoom { from {-webkit-transform:scale(0)} to {-webkit-transform:scale(1)} }
@keyframes zoom { from {transform:scale(0)} to {transform:scale(1)} }
/* The Close Button */
.close { position: absolute; top: 15px; right: 35px; color: #f1f1f1; font-size: 40px; font-weight: bold; transition: 0.3s; }
.close:hover, .close:focus { color: #bbb; text-decoration: none; cursor: pointer; }
/* 100% Image Width on Smaller Screens */
@media only screen and (max-width: 700px){
.modal-content {
width: 100%;
}
}
</style>
<div class="row">
<div class="col-xs-12 col-sm-12 col-md-12">
<div class="table-responsive">
<p><a class="btn btn-primary" href="/{{ url('/hocsinh/create') }}">Thêm mới</a></p>
<table id="DataList" class="table table-bordered table-hover">
<thead>
<tr>
<th>STT</th>
<th>Tên học sinh</th>
<th>Số điện thoại</th>
<th>Hình thẻ</th>
<th>File lý lịch</th>
<th>Khối</th>
<th>Sửa</th>
<th>Xóa</th>
</tr>
</thead>
<tbody>
<?php //Vòng lập foreach lấy giá vào bảng?>
@foreach($listhocsinh as $key => $hocsinh)
<tr>
<td style="text-align: center; vertical-align: middle;">{{ $key+1 }}</td>
<td style="vertical-align: middle;">{{ $hocsinh->tenhocsinh }}</td>
<td style="vertical-align: middle;">{{ $hocsinh->sodienthoai }}</td>
<td style="text-align: center; vertical-align: middle; width: 10%;">
@if($hocsinh->hinhthe != '')
<img onclick="MymodalImage(this);" alt="{{ $hocsinh->tenhocsinh }}" src="/public/upload/hinhthe/{{ $hocsinh->hinhthe }}" style="cursor: zoom-in;" width="60"/>
@else
<img onclick="MymodalImage(this);" alt="{{ $hocsinh->tenhocsinh }}" src="/public/upload/hinhthe/noimage.png" style="cursor: zoom-in;" width="60"/>
@endif
<td style="text-align: center; vertical-align: middle; width: 10%;">
@if($hocsinh->lylich != '')
<a class="btn btn-primary" href="/public/upload/lylich/{{ $hocsinh->lylich }}">Download về máy</a>
@else
<img onclick="MymodalImage(this);" src="/public/upload/lylich/nofile.png" alt="{{ $hocsinh->tenhocsinh }}" style="cursor: zoom-in;" width="60"/>
@endif
</td>
<td style="text-align: center; vertical-align: middle;">
{{ $hocsinh->tenkhoi }}
</td>
<td style="text-align: center; vertical-align: middle;"><a href="/hocsinh/{{ $hocsinh->id }}/edit">Sửa</a></td>
<td style="text-align: center; vertical-align: middle;"><a href="/hocsinh/{{ $hocsinh->id }}/delete">Xóa</a></td>
</tr>
@endforeach
</tbody>
</table>
</div>
</div>
</div>
<div id="myModal" class="modal">
<span class="close">&times;</span>
<img class="modal-content" id="img01">
<div id="caption"></div>
</div>
<script>
function MymodalImage(e)
{
// Get the modal
var modal = document.getElementById('myModal');
// Get the image and insert it inside the modal - use its "alt" text as a caption
var modalImg = document.getElementById("img01");
var captionText = document.getElementById("caption");
modal.style.display = "block";
modalImg.src = e.src;
captionText.innerHTML = e.alt;
// Get the <span> element that closes the modal
var span = document.getElementsByClassName("close")[0];
// When the user clicks on <span> (x), close the modal
span.onclick = function() {
modal.style.display = "none";
}
}
</script>
@endsection

+ Trong đoạn code trên. trường hợp không có file hình thẻ sẽ hiển thị hình ảnh mặc định có tên là "noimage.png" và nếu như không có file lý lịch sẽ hiển thị hình ảnh mặc định là "nofile.png". Các bạn có thể lấy hình ảnh noimage trên mạng mà các bạn thích vào thư mục "public/hocsinh/hinhthe" và thư mục "public/hocsinh/lylich".

- Sửa chức năng sửa học sinh:

+ Sửa nội dung function edit($id) trong file "HocSinhController.php" với nội dung code sau:

public function edit($id)
{
	//Lấy dữ liệu bảng tbl_khoi từ Database
	$dskhoi = DB::table('tbl_khoi')->select('id','tenkhoi')->get();
	
	//Lấy dữ liệu từ Database với các trường được lấy và với điều kiện id = $id
	$getData = DB::table('tbl_hocsinh')->select('id','tenhocsinh','sodienthoai','hinhthe','lylich','khoi')->where('id',$id)->get();
	
	//Gọi đến file edit.blade.php trong thư mục "resources/views/hocsinh" với giá trị gửi đi tên getHocSinhById = $getData và dskhoi = $dskhoi
	return view('hocsinh.edit', ['getHocSinhById' => $getData, 'dskhoi' => $dskhoi]);
}

+ Sửa nội dung form sửa học sinh: 

Thêm đoạn code sau để hiển thị kết quả kiểm tra của hàm validate() không thỏa điều kiện.

@if ($errors->any())
<div class="alert alert-danger alert-dismissible" role="alert">
<ul>
@foreach ($errors->all() as $error)
<li>{{ $error }}</li>
@endforeach
</ul>
<button type="button" class="close" data-dismiss="alert" aria-label="Close">
<span aria-hidden="true">&times;</span>
<span class="sr-only">Close</span>
</button>
</div>
@endif

Thêm đoạn code sau để có thể upload file trong thẻ form: enctype="multipart/form-data"

Thêm 3 trường dữ liệu nhập vào form sửa với đoạn code sau:

<div class="form-group">
<label for="hinhthe">Chọn hình thẻ mới</label>
<input type="file" class="form-control" id="hinhthe" name="hinhthe"/>
</div>
<div class="form-group">
<label for="lylich">Chọn file lý lịch mới</label>
<input type="file" class="form-control" id="lylich" name="lylich"/>
</div>
<div class="form-group">
<label for="khoi">Chọn khối</label>
<select class="form-control" id="khoi" name="khoi" required>
<option value="">-- Chọn khối --</option>
@foreach($dskhoi as $khoi)
<option value="{!! $khoi->id !!}" {!! ($getHocSinhById[0]->khoi == $khoi->id) ? 'selected="selected"' : null !!}>{!! $khoi->tenkhoi !!}</option>
@endforeach
</select>
</div>

Sửa function update(Request $request) trong file "HocSinhController.php" với nội dung code như sau:

public function update(Request $request)
{
	//Cap nhat sua hoc sinh
	date_default_timezone_set("Asia/Ho_Chi_Minh");	

	//Kiểm tra giá trị tenhocsinh, sodienthoai, khoi
	$this->validate($request, 
		[
			'tenhocsinh' => 'required',
			'sodienthoai' => 'required',
			'khoi' => 'required',
		],			
		[
			'tenhocsinh.required' => 'Bạn chưa nhập tên học sinh!',
			'sodienthoai.required' => 'Bạn chưa nhập số điện thoại!',
			'khoi.required' => 'Bạn chưa chọn khối!',
		]
	);
	
	//Thực hiện lưu thay đổi hình thẻ khi có file
	if($request->hasFile('hinhthe')){
		$this->validate($request, 
			[
				'hinhthe' => 'mimes:jpg,jpeg,png,gif|max:2048',
			],			
			[
				'hinhthe.mimes' => 'Chỉ chấp nhận hình thẻ với đuôi .jpg .jpeg .png .gif',
				'hinhthe.max' => 'Hình thẻ giới hạn dung lượng không quá 2M',
			]
		);
		
		//Xóa file hình thẻ cũ
		$getHT = DB::table('tbl_hocsinh')->select('hinhthe')->where('id',$request->id)->get();
		if($getHT[0]->hinhthe != '' && file_exists(public_path('upload/hinhthe/'.$getHT[0]->hinhthe)))
		{
			unlink(public_path('upload/hinhthe/'.$getHT[0]->hinhthe));
		}
		
		//Lưu file hình thẻ mới
		$hinhthe = $request->file('hinhthe');
		$gethinhthe = time().'_'.$hinhthe->getClientOriginalName();
		$destinationPath = public_path('upload/hinhthe');
		$hinhthe->move($destinationPath, $gethinhthe);
		$updateHinhThe = DB::table('tbl_hocsinh')->where('id', $request->id)->update([
			'hinhthe' => $gethinhthe
		]);
	}
	
	//Thực hiện lưu thay đổi lý lịch khi có file
	if($request->hasFile('lylich')){
		$this->validate($request, 
			[
				'lylich' => 'mimes:doc,docx|max:5120',
			],			
			[
				'lylich.mimes' => 'Chỉ chấp nhận lý lịch với đuôi .doc .docx',
				'lylich.max' => 'Lý lịch giới hạn dung lượng không quá 5M',
			]
		);
		
		//Xóa file lý lịch cũ
		$getLL = DB::table('tbl_hocsinh')->select('lylich')->where('id',$request->id)->get();
		if($getLL[0]->lylich != '' &&file_exists(public_path('upload/lylich/'.$getLL[0]->lylich)))
		{
			unlink(public_path('upload/lylich/'.$getLL[0]->lylich));
		}
		
		//Lưu file lý lịch mới
		$lylich = $request->file('lylich');
		$getlylich = time().'_'.$lylich->getClientOriginalName();
		$destinationPath = public_path('upload/lylich');
		$lylich->move($destinationPath, $getlylich);
		$updateLylich = DB::table('tbl_hocsinh')->where('id', $request->id)->update([
			'lylich' => $getlylich
		]);
	}
	
	//Thực hiện câu lệnh update với các giá trị $request trả về
	$updateData = DB::table('tbl_hocsinh')->where('id', $request->id)->update([
		'tenhocsinh' => $request->tenhocsinh,
		'sodienthoai' => $request->sodienthoai,
		'khoi' => $request->khoi,
		'updated_at' => date('Y-m-d H:i:s')
	]);
	
	//Kiểm tra lệnh update để trả về một thông báo
	if ($updateData) {
		Session::flash('success', 'Sửa học sinh thành công!');
	}else {                        
		Session::flash('error', 'Sửa thất bại!');
	}
	
	//Thực hiện chuyển trang
	return redirect('hocsinh/'.$request->id.'/edit');
}

Chức năng xóa không ảnh thưởng nên chúng ta không cần sửa. Bạn có thể thêm xóa file hình thẻ và file lý lịch khi xóa học sinh như đã ghi chú trong đoạn code trên.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành yêu cầu bài số 2. Qua bài này chúng ta có thể đúc kết được những kinh nghiệm sau:

- Sử dùng hàm validate() để kiểm tra dữ liệu nhập vào trước khi lưu xuống Database, giúp tránh bị lỗi câu lệnh sql và kiểm tra file upload không đúng định dạng.

- Muốn upload file lên website từ form chúng ta cần thêm thuộc tính sau cho thẻ <form>: enctype="multipart/form-data"

- Cách xóa file cũ để tối ưu dung lượng sử dụng trên website: unlink('đường dẫn file hình')  - Lưu ý kiểm tra tồn tại file với hàm file_exists() trước khi xóa để tránh bị lỗi.

Tôi sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện form đăng nhập và phân quyền trong bài tập tiếp theo, mong các bạn đọc giả ủng hộ.

Chúc các bạn thực hiện thành công dự án của mình!

Ngụy Kim Hưng

Bài 1 - Lavarel quản lý CRUD & tìm kiếm

Học lập trình Laravel căn bản

Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện một bài tập nhỏ với laravel.

Yêu cầu bài tập: Tạo một bảng dữ liệu học sinh gồm 2 thông tin (tên học sinh, số điện thoại) và viết chức năng thêm, sửa, xóa, hiển thị danh sách.

Bước 1: Tạo cơ sở dữ liệu và bảng dữ liệu, tạo link cho các chức năng.

Trước tiên các bạn cần tạo một cơ sở dữ liệu và chỉnh cấu hình kết nối với cơ sở dữ liệu.

Ví dụ: - Tôi đã tạo một cơ sở dữ liệu trong Mysql có tên là: laravel_db

         - Cấu hình lại file .env với 3 dòng: database, username, password.

DB_DATABASE=laravel_db
DB_USERNAME=root
DB_PASSWORD=vertrigo

Tiếp theo các bạn tạo bảng dữ liệu cho cơ sở dữ liệu laravel_db . Các bạn có thể tạo thẳng trong Mysql hoặc có thể tạo theo cách sau.

- Tại thư mục tổng các bạn mở Open command và gõ lệnh sau:

php artisan make:migration tenbang

- Sau đó các bạn vào thư mục "database/migrations" mở file php với tên bảng vừa tạo và sửa hàm public function up() và hàm public function dow() thành như sau:

public function up()
{
	Schema::create('tbl_hocsinh', function (Blueprint $table) {
		$table->increments('id');
		$table->string('tenhocsinh', 255);
		$table->string('sodienthoai', 15);
		$table->timestamps();
	});
}

public function down()
{
	Schema::dropIfExists('tbl_hocsinh');
}

- Tiếp theo các bạn tạo quay lại trong open command và gõ lệnh sau.

php artisan migrate

Sau khi thực hiện xong các bạn sẽ có bảng dữ liệu là "tbl_hocsinh".

Tiếp theo các bạn tạo file controller cho bảng học sinh. Trong open command các bạn gõ lệnh sau:

php artisan make:controller HocsinhController ––resource

Sau khi rõ lệnh trên trong thư mục "app/Http/Controllers" sẽ có file HocsinhController.php . Mọi thao tác xử lý dữ liệu sẽ được thực hiện trong file này.

Tiếp theo các bạn tạo link cho các chức năng thêm, sửa, xóa và hiển thị danh sách. Các bạn vào thư mục routes và mở file web.php và thêm dòng code sau:

Route::get('hocsinh', 'HocsinhController@index'); // Hiển thị danh sách học sinh
Route::get('hocsinh/create', 'HocsinhController@create'); // Thêm mới học sinh
Route::post('hocsinh/create', 'HocsinhController@store'); // Xử lý thêm mới học sinh
Route::get('hocsinh/{id}/edit', 'HocsinhController@edit'); // Sửa học sinh
Route::post('hocsinh/update', 'HocsinhController@update'); // Xử lý sửa học sinh
Route::get('hocsinh/{id}/delete', 'HocsinhController@destroy'); // Xóa học sinh

Đoạn code trên có nghĩa như sau:

- Route::get là link với giá trị trả về là phương thức get.

- Route::post là link với giá trị trả về là phương thức post.

- Trong dấu ngoặc đơn có nghĩa như sau: ('đường dẫn do người lập trình tự đặt','tên file controller được chọn@tên hàm trong controller được thực hiện')

Bước 2: Thực hiện chức năng thêm học sinh.

- Tạo giao diện master: trang master sẽ là trang có cấu trúc chung để các trang con kế thừa (nó có nghĩa như trang index).

+ Trong thư mục "resources/views" các bạn tạo thư mục tên là "templates".

+ Trong thư mục "templates" vừa tạo các bạn tạo file "master.blade.php" và chép đoạn code sau.

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<meta charset="utf-8">
<meta http-equiv="X-UA-Compatible" content="IE=edge">
<title> @yield('title')</title>
<link href="/{!! url('public/css/bootstrap.min.css') !!}" type="text/css" rel="stylesheet" />
<link href="/{!! url('public/css/dataTables.bootstrap.min.css') !!}" type="text/css" rel="stylesheet" />
<link href="/{!! url('public/css/bootstrap-custom.css') !!}" type="text/css" rel="stylesheet" />
</head>
<body>
<div class="container">
@section('content')
@show
</div>
<script type="text/javascript" src="/{!! url('public/js/jquery.min.js') !!}"></script>
<script type="text/javascript" src="/{!! url('public/js/bootstrap.min.js') !!}"></script>
<script type="text/javascript" src="/{!! url('public/js/jquery.dataTables.min.js') !!}"></script>
<script type="text/javascript" src="/{!! url('public/js/dataTables.bootstrap.min.js') !!}"></script>
<script type="text/javascript">
$(document).ready(function() {
$("#DataList").DataTable({
"aLengthMenu": [[10, 25, 50, 100, -1], [10, 25, 50, 100, "Tất cả"]],
"iDisplayLength": 10,
"oLanguage": {
"sLengthMenu": "Hiển thị _MENU_ dòng mỗi trang",
"oPaginate": {
"sFirst": "<span class='glyphicon glyphicon-step-backward' aria-hidden='true'></span>",
"sLast": "<span class='glyphicon glyphicon-step-forward' aria-hidden='true'></span>",
"sNext": "<span class='glyphicon glyphicon-triangle-right' aria-hidden='true'></span>",
"sPrevious": "<span class='glyphicon glyphicon-triangle-left' aria-hidden='true'></span>"
},
"sEmptyTable": "Không có dữ liệu",
"sSearch": "Tìm kiếm:",
"sZeroRecords": "Không có dữ liệu",
"sInfo": "Hiển thị từ _START_ đến _END_ trong tổng số _TOTAL_ dòng được tìm thấy",
"sInfoEmpty" : "Không tìm thấy",
"sInfoFiltered": " (trong tổng số _MAX_ dòng)"
}
});
});
</script>
</body>
</html>

Các file .css, .js các bạn có thể tìm và download trên mạng.

Trong đoạn code trên có một số phần cần chú ý:

+ @yield('title') : dùng để tùy ý thay đổi title khi vào trang con.

+ @section('content')@show : dùng để tùy ý thay đổi nội dung <body> của trang khi vào trang con.

- Tạo giao diện thêm học sinh: 

+ Thêm đoạn code sau cho hàm create() trong file HocSinhController.php

public function create()
{
	//Hiển thị trang thêm học sinh
	return view('hocsinh.create');
}

Đoạn code trên sẽ chay file create.blade.php trong thư mục "resources/views/hocsinh".

+ Trong thư mục "resources/views" các bạn tạo thư mục tên là "hocsinh" và trong thư mục "hocsinh" các bạn tạo file "create.blade.php". Các bạn chép code mẫu sau vào file "create.blade.php":

@extends('templates.master')

@section('title','Thêm mới học sinh')

@section('content')

<div class="page-header"><h4>Quản lý học sinh</h4></div>

<?php //Hiển thị thông báo thành công?>
@if ( Session::has('success') )
<div class="alert alert-success alert-dismissible" role="alert">
<strong>{{ Session::get('success') }}</strong>
<button type="button" class="close" data-dismiss="alert" aria-label="Close">
<span aria-hidden="true">&times;</span>
<span class="sr-only">Close</span>
</button>
</div>
@endif

<?php //Hiển thị thông báo lỗi?>
@if ( Session::has('error') )
<div class="alert alert-danger alert-dismissible" role="alert">
<strong>{{ Session::get('error') }}</strong>
<button type="button" class="close" data-dismiss="alert" aria-label="Close">
<span aria-hidden="true">&times;</span>
<span class="sr-only">Close</span>
</button>
</div>
@endif

<?php //Form thêm mới học sinh?>
<p><a class="btn btn-primary" href="/{{ url('/hocsinh') }}">Về danh sách</a></p>
<div class="col-xs-4 col-xs-offset-4">
<center><h4>Thêm học sinh</h4></center>
<form action="{{ url('/hocsinh/create') }}" method="post">
<input type="hidden" id="_token" name="_token" value="{{ csrf_token() }}"/>
<div class="form-group">
<label for="tenhocsinh">Tên học sinh</label>
<input type="text" class="form-control" id="tenhocsinh" name="tenhocsinh" placeholder="Tên học sinh" maxlength="255" required />
</div>
<div class="form-group">
<label for="sodienthoai">Số điện thoại</label>
<input type="text" class="form-control" id="sodienthoai" name="sodienthoai" placeholder="Số điện thoại" maxlength="15" required />
</div>
<center><button type="submit" class="btn btn-primary">Thêm</button></center>
</form>
</div>

@endsection

Trong đoạn code trên tôi xin giới thiệu với các bạn một số phần sử dụng trong laravel:

+ @extends('templates.master'): Kế thừa giao diện từ file "master.blade.php" trong thư mục "resources/views/templates" mà chúng ta đã tạo ở trên.

+ @section('title','Thêm mới học sinh'): Thay đổi tiêu đề trang web.

+ @section('content') Nội dung trang con @endsection: Thay đổi nội dung trong <body>

- Viết hàm xử lý thêm học sinh:

+ Thêm khai báo 2 thư viện trong file "HocSinhController.php" để có thể truy xuất dữ liệu từ database và tạo session thông báo.

use Illuminate\Support\Facades\DB;
use Session;

+ Các bạn thêm đoạn code xử lý sau cho hàm store(Request $request)

public function store(Request $request)
{
	//Them moi hoc sinh
	//Set timezone
	date_default_timezone_set("Asia/Ho_Chi_Minh");
	
	//Lấy giá trị học sinh đã nhập
	$allRequest  = $request->all();
	$tenhocsinh  = $allRequest['tenhocsinh'];
	$sodienthoai = $allRequest['sodienthoai'];
	
	//Gán giá trị vào array
	$dataInsertToDatabase = array(
		'tenhocsinh'  => $tenhocsinh,
		'sodienthoai' => $sodienthoai,
		'created_at' => date('Y-m-d H:i:s'),
		'updated_at' => date('Y-m-d H:i:s'),
	);
	
	//Insert vào bảng tbl_hocsinh
	$insertData = DB::table('tbl_hocsinh')->insert($dataInsertToDatabase);
	
	//Kiểm tra Insert để trả về một thông báo
	if ($insertData) {
		Session::flash('success', 'Thêm mới học sinh thành công!');
	}else {                        
		Session::flash('error', 'Thêm thất bại!');
	}
	
	//Thực hiện chuyển trang
	return redirect('hocsinh/create');
}

Vậy là chúng ta đã hoàn thành chức năng thêm mới học sinh.

Bước 3: Thực hiện chức năng hiển thị danh sách học sinh.

- Lấy thông tin từ Database và gửi đến tầng view hiển thị lên trang web:

Các bạn thêm đoạn code sau cho hàm index() trong file "HocSinhController.php"

public function index()
{
	//Lấy danh sách học sinh từ database
	$getData = DB::table('tbl_hocsinh')->select('id','tenhocsinh','sodienthoai')->get();
	
	//Gọi đến file list.blade.php trong thư mục "resources/views/hocsinh" với giá trị gửi đi tên listhocsinh = $getData
	return view('hocsinh.list')->with('listhocsinh',$getData);
}

- Viết tầng view hiển thị thông tin học sinh và thêm nút sửa và xóa:

Các bạn tạo file "list.blade.php" trong thư mục "resources/views/hocsinh" và chép đoạn code sau vào.

@extends('templates.master')

@section('title','Quản lý học sinh')

@section('content')

<?php //Hiển thị thông báo thành công?>
<div class="page-header"><h4>Quản lý học sinh</h4></div>

@if ( Session::has('success') )
<div class="alert alert-success alert-dismissible" role="alert">
<strong>{{ Session::get('success') }}</strong>
<button type="button" class="close" data-dismiss="alert" aria-label="Close">
<span aria-hidden="true">&times;</span>
<span class="sr-only">Close</span>
</button>
</div>
@endif

<?php //Hiển thị thông báo lỗi?>
@if ( Session::has('error') )
<div class="alert alert-danger alert-dismissible" role="alert">
<strong>{{ Session::get('error') }}</strong>
<button type="button" class="close" data-dismiss="alert" aria-label="Close">
<span aria-hidden="true">&times;</span>
<span class="sr-only">Close</span>
</button>
</div>
@endif

<?php //Hiển thị danh sách học sinh?>
<div class="row">
<div class="col-xs-12 col-sm-12 col-md-12">
<div class="table-responsive">
<p><a class="btn btn-primary" href="/{{ url('/hocsinh/create') }}">Thêm mới</a></p>
<table id="DataList" class="table table-bordered table-hover">
<thead>
<tr>
<th>STT</th>
<th>Tên học sinh</th>
<th>Số điện thoại</th>
<th>Sửa</th>
<th>Xóa</th>
</tr>
</thead>
<tbody>
<?php //Khởi tạo vòng lập foreach lấy giá vào bảng?>
@foreach($listhocsinh as $key => $hocsinh)
<tr>
<?php //Điền số thứ tự?>
<td>{{ $key+1 }}</td>
<?php //Lấy tên học sinh?>
<td>{{ $hocsinh->tenhocsinh }}</td>
<?php //Lấy số điện thoại?>
<td>{{ $hocsinh->sodienthoai }}</td>
<?php //Tạo nút sửa học sinh?>
<td><a href="/hocsinh/{{ $hocsinh->id }}/edit">Sửa</a></td>
<?php //Tạo nút xóa học sinh?>
<td><a href="/hocsinh/{{ $hocsinh->id }}/delete">Xóa</a></td>
</tr>
<?php //Kết thúc vòng lập foreach?>
@endforeach
</tbody>
</table>
</div>
</div>
</div>

@endsection

Tới đây chúng ta đã hoàn thành chức năng hiển thị danh sách học sinh.

Bước 4: Thực hiện chức năng sửa học sinh.

Trong bước 1 chúng ta đã khai báo link sửa trong file web.php là:

Route::get('hocsinh/{id}/edit', 'HocsinhController@edit');

+ {id}: là giá trị được gửi theo phương thức get có tên biến là id. Và ở bước 3 biến id được gán bằng giá trị id từ bảng dữ liệu.

+ 'HocsinhController@edit': Gọi đến hàm edit trong file "HocsinhController.php"

Chúng ta thêm đoạn code sau cho hàm edit($id) trong file "HocsinhController.php".

public function edit($id)
{
	//Lấy dữ liệu từ Database với các trường được lấy và với điều kiện id = $id
	$getData = DB::table('tbl_hocsinh')->select('id','tenhocsinh','sodienthoai')->where('id',$id)->get();
	
	//Gọi đến file edit.blade.php trong thư mục "resources/views/hocsinh" với giá trị gửi đi tên getHocSinhById = $getData
	return view('hocsinh.edit')->with('getHocSinhById',$getData);
}

Tiếp theo chúng ta tạo file edit.blade.php trong thư mục "resources/views/hocsinh" và chép đoạn code sau vào.

@extends('templates.master')

@section('title','Quản lý học sinh')

@section('content')

<div class="page-header"><h4>Quản lý học sinh</h4></div>

<?php //Hiển thị thông báo thành công?>
@if ( Session::has('success') )
<div class="alert alert-success alert-dismissible" role="alert">
<strong>{{ Session::get('success') }}</strong>
<button type="button" class="close" data-dismiss="alert" aria-label="Close">
<span aria-hidden="true">&times;</span>
<span class="sr-only">Close</span>
</button>
</div>
@endif

<?php //Hiển thị thông báo lỗi?>
@if ( Session::has('error') )
<div class="alert alert-danger alert-dismissible" role="alert">
<strong>{{ Session::get('error') }}</strong>
<button type="button" class="close" data-dismiss="alert" aria-label="Close">
<span aria-hidden="true">&times;</span>
<span class="sr-only">Close</span>
</button>
</div>
@endif

<?php //Hiển thị form sửa học sinh?>
<p><a class="btn btn-primary" href="/{{ url('/hocsinh') }}">Về danh sách</a></p>
<div class="col-xs-4 col-xs-offset-4">
<center><h4>Sửa học sinh</h4></center>
<form action="{{ url('/hocsinh/update') }}" method="post">
<input type="hidden" id="_token" name="_token" value="{!! csrf_token() !!}" />
<input type="hidden" id="id" name="id" value="{!! $getHocSinhById[0]->id !!}" />
<div class="form-group">
<label for="tenhocsinh">Tên học sinh</label>
<input type="text" class="form-control" id="tenhocsinh" name="tenhocsinh" placeholder="Tên học sinh" maxlength="255" value="{{ $getHocSinhById[0]->tenhocsinh }}" required />
</div>
<div class="form-group">
<label for="sodienthoai">Số điện thoại</label>
<input type="text" class="form-control" id="sodienthoai" name="sodienthoai" placeholder="Số điện thoại" maxlength="15" value="{{ $getHocSinhById[0]->sodienthoai }}" required />
</div>
<center><button type="submit" class="btn btn-primary">Lưu lại</button></center>
</form>
</div>

@endsection

Tiếp theo chúng ta viết hàm xử lý sửa. Trong file "HocSinhController.php" chúng ta thêm đoạn code sau cho hàm update(Request $request)

public function update(Request $request)
{
	//Cap nhat sua hoc sinh
	//Set timezone
	date_default_timezone_set("Asia/Ho_Chi_Minh");	

	//Thực hiện câu lệnh update với các giá trị $request trả về
	$updateData = DB::table('tbl_hocsinh')->where('id', $request->id)->update([
		'tenhocsinh' => $request->tenhocsinh,
		'sodienthoai' => $request->sodienthoai,
		'updated_at' => date('Y-m-d H:i:s')
	]);
	
	//Kiểm tra lệnh update để trả về một thông báo
	if ($updateData) {
		Session::flash('success', 'Sửa học sinh thành công!');
	}else {                        
		Session::flash('error', 'Sửa thất bại!');
	}
	
	//Thực hiện chuyển trang
	return redirect('hocsinh');
}

Vậy là chúng ta đã hoàn thành chức năng sửa học sinh.

Bước 5: Thực hiện chức năng xóa học sinh.

Trong bước 1 chúng ta đã khai báo link xóa trong file web.php là:

Route::get('hocsinh/{id}/delete', 'HocsinhController@destroy');

+ {id}: là giá trị được gửi theo phương thức get có tên biến là id. Và ở bước 3 biến id được gán bằng giá trị id từ bảng dữ liệu.

+ 'HocsinhController@destroy': Gọi đến hàm destroy trong file "HocsinhController.php"

Chúng ta thêm đoạn code sau cho hàm destroy($id) trong file "HocsinhController.php".

public function destroy($id)
{
	//Xoa hoc sinh
	//Thực hiện câu lệnh xóa với giá trị id = $id trả về
	$deleteData = DB::table('tbl_hocsinh')->where('id', '=', $id)->delete();
	
	//Kiểm tra lệnh delete để trả về một thông báo
	if ($deleteData) {
		Session::flash('success', 'Xóa học sinh thành công!');
	}else {                        
		Session::flash('error', 'Xóa thất bại!');
	}
	
	//Thực hiện chuyển trang
	return redirect('hocsinh');
}

Tới đây chúng ta đã hoàn thành chức năng xóa học sinh.

Qua bài này hi vọng các bạn có thể hiểu cấu trúc lập trình cơ bản với laravel và có thể thực hiện dự án php nhỏ của mình.

Chúc các bạn thành công!

Ngụy Kim Hưng