Copywriter (Nguyen Duy)

Copywriting.           

Trước khi tìm hiểu về Copywriter, ta tìm hiểu Copywriting là gì, bao gồm bài viết, slogan (khẩu hiệu), tiêu đề, thư, tagline, lời hát quảng cáo, các nội dung trên mạng, các kịch bản phim quảng cáo truyền hình hoặc kịch bản quảng cáo trên đài phát thanh, thông cáo báo chí, bản tin, và rất nhiều tài liệu khác của doanh nghiệp nhằm để quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

Các copywriter có thể đóng góp ý tưởng và ngôn từ của họ cho các ấn phẩm quảng cáo, như các cataloge (tài liệu), bản tin, phim quảng cáo, brochures (một dạng ấn phẩm quảng cáo ), postcards (bưu thiếp), website, email, thư, và các hình thức quảng cáo khác.

Copywriter.

Hiểu theo nghĩa gốc, copy là phần lời nội dung, writer là người viết. Copywriter là người viết nội dung quảng cáo. Là hoạt động sao chép văn bản cho mục đích quảng cáo hoặc tiếp thị cho các doanh nghiệp, cơ quan, mặc hàng.

Copywriter có thể làm được những công việc gì?

- Một copywriter có thể làm việc độc lập hoặc làm việc trong một công ty nào đó, thường là các công ty quảng cáo.

- Viết bài, slogan (tiêu đề), lời hát quảng cáo, các nội dung trên mạng và rất nhiều tài liệu khác.

- Các copywriter có thể đóng góp ý tưởng và ngôn từ của họ cho các bài viết, các nội dung trên mạng, bản tin…

Quy trình làm việc của một copywriter.

- Nhận Brief (bản tóm tắt công việc).

- Thông tin khách hàng, sản phẩm và mục tiêu khách hàng đặt ra cho sản phẩm.

- Làm việc với phát thảo và phát triển ý tưởng.

- Chọn lọc ý tưởng và làm việc.

- Đưa ý tưởng cho khách hàng duyệt và chỉnh sửa trước khi tiến hành.

- Thực hiện và hoàn chỉnh bài viết.

Có 7 dạng copywriter.

- Long Copy / Sale Letter Copywriter. (người viết quảng cáo dài-viết tay)

Là dạng copywriter cổ điển nhất. Viết những bài có nội dung dài cho webside.

Họ là những người đảm bảo việc sắp xếp các câu chữ để cho bài viết mạch lạc và có tính thuyết phục cao từ đầu bài cho đến kết bài.

Điểm Mạnh: Viết tốt, sử dụng từ ngữ phong phú,.

Viết tốt cho: Sale letter, sale page, thông cáo báo chí.

- Creative/ Advertising Copywriter (Sáng tạo/ quảng cáo).

Viết bài khá ít, đôi khi công việc của họ chỉ là câu slogan, điểm mạnh của họ là sự sang tạo chứ không phải viết. Thay vì tập trung vào những bài copy dài, họ dành thời gian để sang tạo nên khái niệm cho các chiến dịch…công việc của họ thú vị nhưng đầy thách thức.

Điểm mạnh: Sáng tạo, nhiều ý tưởng, hiểu tâm lý con người.

Viết tốt cho: Slogan, tagline, Storyboard, Concep.

- Digital Copywriter (kỹ thuật số).

Công việc hàng ngày của họ là sẽ đắn đo giữa câu "Dùng thử miễn phí" với câu "Dùng thử ngay" trên các các nút kêu gọi, thu hút sự chú ý (call-to-action).

Điểm mạnh: Tỉ mỉ, nhẫn nại, sự thuyết phục.

Viết tốt cho: Social Post, Copy điều hướng trên Web, micro copy...

- Technical Copywriter (kỹ thuật viên).

Những người Copywriter dạng này có thể văn phòng không được phong phú như những dạng khác nhưng họ có một yêu cầu bắt buộc là phải hiểu sâu về kĩ thuật, về ngành nghề mà mình viết. Đó là những người chuyên viết giới thiệu sản phẩm, viết review, phân tích ưu điểm, nhược điểm của các sản phẩm mới.

Điểm mạnh: Có kiến thức sâu về chuyên ngành, có tiếng nói.

Viết tốt cho: Bài giới thiệu, review sản phẩm.

- Publisher / Content Copywriter (Nhà xuất bản/ nội dung).

Là những người hiểu về độc giả của họ nhất, biết cách chuyển hóa thông tin quảng cáo làm sao cho độc giả mình dễ tiếp nhận nhất.

Điểm mạnh: Hiểu đối tượng độc giả.

Viết tốt cho: Bài PR, content , forum seeding storyboard.

- SEO Copywriter (Tối ưu hóa máy tìm kiếm).

Copywriter  sẽ làm việc với các keywords hàng ngày và tìm chủ đề xung quanh nó để viết bài. Các bài viết của copywriter dạng này sẽ chú trọng hơn vào phần kĩ thuật SEO như tần suất xuất hiện keywords, đặt keywords ở đâu cho hợp lý... tất cả nhằm tăng thứ hạng SEO cho bài viết nói riêng cũng như Website nói chung.

Điểm mạnh: Hiểu về SEO, biết cách tìm ý tưởng cho nội dung.

Viết tốt cho: Website Content.

- Inhouse/ Brand Copywriter (Nội thất/ nhãn hiệu).

Người làm Inhouse Copywriter chính là "đại diện" về mặt câu chữ của thương hiệu. Cũng có thể hiểu không sai khi nói họ là những "nhà báo thương hiệu" - người chỉ đưa tin về thương hiệu. Họ viết tất cả những gì mà nhãn yêu cầu nội dung trên website...

Điểm mạnh: Hiểu sâu về nhãn hàng, hiểu khách hàng mục tiêu.

Viết tốt: Blog Article, PR, Thông cáo báo chí...

Cách đưa địa điểm doanh nghiệp lên goolge maps

CÁCH ĐƯA ĐỊA ĐIỂM DOANH NGHIỆP LÊN GOOLGE MAPS

Bước 1: Để đưa địa điểm doanh nghiệp lên Google Maps, bạn cần chuẩn bị những yếu tố sau:

_ Logo của công ty.
_ Một vài hình ảnh chung về công ty.
_ Địa chỉ chính xác để bạn có thể nhận được xác minh từ Google.
_ Một tài khoản Goolge Plus

Bước 2: Truy cập vào đường link sau:https://www.google.com/business/placesforbusiness/ rồi ấn nút đăng ký Get on Google.

Bước 3: Đăng nhập vào tài khoản Gmail. Sau đó, bạn sẽ được chuyển sang https://www.google.com/local/business/add

Ở bước này hãy nhập địa chỉ công ty của mình. Khi bạn nhập địa chỉ và không có doanh nghiệp nào trong số này trùng khớp hãy thêm doanh nghiệp của mình

Bước 4: Khi chọn thêm doanh nghiệp, mình sẽ được chuyển đến trang https://www.google.com/local/business/add/info, ở đây chúng ta hãy điền tên công ty, quốc gia, đường phố, tỉnh thành, số điện thoại, danh mục. Mình cần nhập địa chỉ chính xác để có thể nhận mã xác minh từ Google.

Bước 5: Gửi yêu cầu xác minh công ty rồi chờ đợi trong 1, 2 tuần hoặc lâu hơn Google sẽ gửi bưu thiếp về địa chỉ cho mình. (Có một số trường hợp cần gửi yêu cầu xác minh 1, 2 lần)

Bước 6: Xác minh địa chỉ
Sau khi nhận được thư, bạn lấy mã PIN và làm theo hướng dẫn chi tiết trong thư. Đến bước này, Google sẽ báo rằng chúng ta đã hoàn tất và địa chỉ công ty sẽ bắt đầu hiển thị trên Google. (Nhưng bản đồ không hiển thị ngay đâu, bạn vẫn phải chờ đó)

Để chỉnh sửa hồ sơ hiển thị trên Google, mình có thể vào đường link https://www.google.com/business/placesforbusiness/

Không phải khi chúng ta đưa địa điểm doanh nghiệp lên google maps xong rồi ta seach thì sẽ hiện thị doanh nghiệp ta trên trang đầu .Muốn được như vậy chúng ta cần phải dùng đến thủ thuật SEO (Search Engine Optinization) Tối ưu hoá iwebsite với
công cụ tìm kiếm.

Ở đây mình sẻ đề cập đến Local Seo. Đó là một cách làm cho kết quả tìm kiếm của chúng ta trả về có kèm bản đồ của Google Maps, số điện thoại, địa chỉ website của chúng ta và hiệ một số hình ảnh sản phẩm mà bạn cập nhật trong Local Seo.

Chúng ta có thể tham khảo một số công cụ SEO: Google Analytics; Google Trends; Google Webmaster Tool; Google Adword KeyWord Tool.

Để làm cho doanh nghiệp nổi bật hơn bên cạnh những việc đó chúng ta còn phải có hình ảnh về doanh nghiệp, đặc biệt là ảnh 360.  VẬy làm sao để ta đăng ảnh và liên kết ảnh 360 trên Google Maps.

Ảnh 360 khi riêng lẻ ta chỉ xem được cảnh vật xung quanh, nhưng khi ta liên kết lại nó có thể thành một công cụ chỉ đường rất hữu ích trên google map.

Có 2 bước chúng ta phải làm theo quy trình:

- Bước đầu chúng ta phải upload ảnh lên google map theo đúng địa điểm đã check trên map

- Bước hai là sử dụng ứng dụng google street view để kết nối lại.

Việc sử dụng ảnh 360 độ sẽ mộ tả rõ hơn vể địa điểm mà ta đề cập đến. Ta còn có thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh địa điển đó. Ảnh 360 độ được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Đặc biệt là trên Google Maps, nó có thể vạch cho ta một con đường đến địa điểm ta cần đến.

Tất cả các vấn đề trên nó mang lại cho tui một cảm giác thích thú khi chọn đề tài quảng bá doanh nghiệp theo hướng Google Loacl Guides.