Đóng gói hàng hóa là linh kiện điện tử, laptop, điện thoại di động

Phương pháp đóng gói các loại hàng hóa này được thực hiện như sau:

- Hàng hóa nhóm này bao gồm các loại laptop, các loại điện thoại di động, máy ảnh, máy quay phim, linh kiện máy tính, màn hình LCD, các loại bo mạch linh kiện điện tử…

- Đặc thù của những loại hàng hóa này là dễ dỡ, dễ hỏng khi phải chịu các tác động vật lý trong quá trình vận chuyển ( va đập, đè nén..). Những tác động này là không thể tránh khỏi, nên việc đóng gói những hàng hóa thuộc nhóm này cần theo một cách thức đặc biệt để đảm bảo an toàn cho hàng hóa.

Hàng hóa còn nguyên hộp hoặc vẫn còn giữ nguyên hiện trạng đóng gói của nhà sản xuất:

- Đối với những hàng hóa có kích thước lớn thì bắt buộc phải được đóng gỗ. Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa hay hiện trạng của hàng hóa, Công Ty sẽ tư vấn cho khách hàng các yêu cầu đóng gói thêm như đóng thêm các vật liệu xốp, mút… hoặc ván ép kín…

- Đối với những hàng hóa có kích thước nhỏ (có trọng lượng dưới 3kg hoặc kích thước các chiều dưới 30cm): đây là đối tượng hàng hóa dễ bị tác động bởi các va đập vật lý như va đập, chèn nén.. trong quá trình vận chuyển. Do đó cần phải sử dụng các loại vật liệu đệm (bột mềm, xốp, mút…) bao bọc quanh hàng hoặc đóng hộp gỗ để giảm thiểu các va đập này.

Linhkien1

- Một số loại hàng hóa được nhà sản xuất đóng gói đáp ứng được các quy chuẩn đóng gói của nhà vận chuyển thì khách hàng không cần phải đóng gói. Tuy nhiên cần thiết phải thực hiện các công việc như dán băng keo xung quanh các bề mặt và các mép thùng, gia cố bằng dây đai chịu lực…

linhkien2

Đối với các hàng hóa khách hàng không yêu cầu đóng gói, Công Ty sẽ không chịu trách nhiệm khi xảy ra các sự cố hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

- Các loại hóa đơn chứng từ đi kèm với hàng hóa cần phải được đóng vào bên trong của thùng hàng, đồng thời cung cấp Công Ty một bản sao làm chứng từ đi đường. 

b. Hàng hóa không còn nguyên hộp hoặc không còn giữ được hiện trạng đóng gói của nhà sản xuất:

Các loại hàng hóa thuộc đối tượng này phải thực hiện các công đoạn đóng gói như sau:

1.    Dùng các vật liệu nylon kín có khả năng chống nước để bọc hàng hóa.

2.    Dùng các vật liệu mút, xốp, vật liệu chịu lực (tiêu biểu là giấy xốp hơi Bubble) để quấn hoặc bao bọc hàng.

3.    Đóng hàng hóa vào các thùng carton, xốp chịu lực hoặc các khung gỗ hoặc kết hợp cả hai.

4.    Sử dụng các vật liệu xốp, mút … lấp đầy các khoảng trống trong thùng hoặc gia cố cố định vị trí của hàng hóa.

5.    Đóng kèm hóa đơn chứng từ của hàng hóa vào bên trong và cung cấp cho Công Ty một bản sao làm chứng từ đi đường.

linhkien3

- Khách hàng lưu ý, đối với các hàng hóa thuộc nhóm giá trị cao, để đảm bảo lợi ích của mình khi xảy ra các sự cố như hư hỏng, thất lạc, mất mát… trong quá trình vận chuyển khách hàng nên sử dụng dịch vụ mua bảo hiềm hàng hóa

Đóng gói các loại hàng hóa là hàng thực phẩm, đông lạnh

Khi đóng gói hàng hóa thuộc nhóm này, khách hàng cần chú ý một số điểm sau:

Hàng hóa loại này được xếp vào dạng đặc biệt. Khi có nhu cầu vận chuyển hàng hóa dạng này, người gửi cần dự trù được thời gian vận chuyển để có các biện pháp đóng gói nhằm bảo quản hàng hóa ở tình trạng tốt nhất. Bên cạnh đó, việc vận chuyển hàng hóa dạng này có đòi hỏi rất khắt khe về việc đóng gói. Để đảm bảo quá trình vận chuyển được diễn ra an toàn và có hiệu quả nhất, Tô Châu xin đưa ra một số hướng dẫn trong việc đóng gói để khách hàng tham khảo.

 + Yêu cầu đóng gói đối với Cây, Hoa, Rau, Quả

- Hàng hóa phải được bọc trong giấy gói bảo vệ và đóng trong hộp bìa hoặc bao gai.

- Vật liệu bao gói phải đủ chắc để có thể chất xếp các kiện hàng lên nhau.

- Phải đóng gói đảm bảo hàng được bảo vệ và thông thoáng phù hợp. Các kiện hàng không được chất quá tải về cả trọng lượng và thể tích.

 + Yêu cầu đóng gói đối với hàng thực phẩm, đông lạnh:

- Đóng gói hàng hóa thành những túi nhỏ bằng các loại bao bì chống rò rỉ. Vật liệu đóng gói lý tưởng là túi nylon có độ dày tối thiểu là 0,1mm. Một số loại hàng hóa cần được hút chân không các túi này. Hãy đảm bảo dán kín miệng các túi hàng để giữ lạnh.

- Đóng các gói hàng nhỏ vào các thùng bao bì bảo quản để vận chuyển (thùng xốp, gỗ hoặc nhựa chuyên dụng). Hãy đảm bảo rằng các thùng bao bì này có đủ độ cứng vì chúng có thể được xếp chồng lên nhau trong quá trình vận chuyển.

- Một số loại hàng hóa mau hỏng cần thiết phải được đóng gói cùng với các loại vật liệu giữ lạnh. Khi sử dụng các vật liệu này, khách hàng cần lưu ý:

 1. Đá khô (dry ice):

 - Không nên tiếp xúc trực tiếp với đá khô vì dễ gây phỏng lạnh.

 - Không nên để đá khô tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa. Nên quấn đá khô trong giấy báo để tăng hiệu quả sử dụng của đá.

 - Lượng đá sử dụng để đóng gói phụ thuộc vào từng loại hàng hóa. Tỷ lệ lý tưởng khuyên dùng là 2 hàng ó 1 đá.

 2. Khí hoá lỏng:

- Khi khí hóa lỏng được sử dụng là chất giữ lạnh cùng với hàng mau hỏng, khi sử dụng vật liệu này phải tuân thủ các quy định hàng nguy hiểm của Hàng không Việt Nam.

 3. Đá ướt:

Đây là phương pháp làm lạnh thông dụng để bảo quản hàng mau hỏng, khi sử dụng phương pháp làm lạnh này cần đảm bảo các yêu cầu sau:

 - Đá ướt phải được đựng trong các túi nilon và được đóng gói cùng với hàng mau hỏng bên trong mỗi kiện hàng.

 - Trường hợp đá ướt không thể đựng trong túi nilon, bao gói yêu cầu phải có khả năng giữ được nước ở bên trong kiện hàng.

 - Những kiện hàng sử dụng đá ướt để làm lạnh đều yêu cầu dán ít nhất một nhãn chỉ hướng để đảm bảo kiện hàng được để đúng chiều trong suốt quá vận chuyển

- Dùng băng beo chống thấm dán kín miệng các thùng hàng. Có thể sử dụng dây đai hoặc nẹp gia cố quanh thùng hàng nếu cần thiết. Hãy đảm bảo các thùng hàng này được gia cố một cách chắc chắn và kín đáo để giữ lạnh tốt nhất cho hàng hóa.

- Hãy đảm bảo rằng trọng lượng hàng hóa đóng trong mỗi thùng không vượt quá giới hạn trọng lượng cho phép của vật liệu bao bì.

 - Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu hoặc gửi đi quốc tế, việc đóng gói và bao bì phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và quy định của nhà vận chuyển và nước đến.

+ Yêu cầu đóng gói đối với Vắc xin và Vật tư y tế

- Vắc xin và vật tư y tế thường được vận chuyển trong những bao bì chuẩn được thiết kế để bảo vệ và đảm bảo chất lượng của hàng bên trong.

- Các nhãn phục vụ như nhãn dễ vỡ, nhãn chỉ hướng...phải được dán phù hợp.