XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHIỆM VỤ VÀ TIỀM LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỈNH AN GIANG CÓ KHẢ NĂNG KẾT NỐI LIÊN THÔNG

Giới thiệu bản thân

Tên: Trần Phú Sĩ

Ngày sinh: 10/02/1997

Giới tính: Nam

Địa chỉ: Châu Phú B, Châu Đốc -  tỉnh An Giang

Nghề nghiệp: Sinh viên trường ĐHAG, Khoa CNTT, Lớp DH16PM

Học vấn

2015-Nay: Chuyên ngành Kỹ Thuật Phần Mềm - ĐHAG

Ngoại ngữ

Ngoại ngữ: Trình độ B Tiếng Anh do trường ĐHAG cấp

Giới thiệu đề tài

 Hiện nay hằng năm Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang phải quản lý hàng trăm đề tài, dự án, hội thảo trong toàn tỉnh. Việc lưu trữ các nguồn thông tin này vẫn chưa thực hiện một cách có hệ thống trên máy tính cũng như việc quản lý các nguồn thông tin này trên giấy tờ gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Có rất nhiều công đoạn quản lý vẫn chưa được tin học hóa. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho các đơn vị chuyên trách trong công tác quản lý, tổng hợp, thống kê và báo cáo các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học cho nên việc xây dựng một phần mềm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ là một nhu cầu hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay.

Tuy hiện nay một số nơi đã có xây dựng phần mềm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhưng các dữ liệu của các nơi này chưa thống nhất. Việc các cơ sở dữ liệu không thống nhất như vậy gây ra việc tiếp cận các dữ liệu về nghiên cứu, quản lý KH&CN khá là khó khăn, thường phải tới trực tiếp chính cơ quan nghiên cứu để “xin đọc” các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp Quốc gia nhưng không phải khi nào cũng dễ dàng được các cơ quan nghiên cứu đó cung cấp. Để các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân có thể tìm thấy đầy đủ thông tin về các vấn đề nêu trên. Chẳng hạn, đối với Cơ sở dữ liệu về Nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sẽ có các thông tin về: tên nhiệm vụ, cơ quan tổ chức chủ trì, tổ chức phối hợp triển khai, cơ quan chủ quản; chủ nhiệm nhiệm vụ và các cá nhân tham gia chính; phương pháp nghiên cứu; thông tin về kết quả, sản phẩm; kinh phí thực hiện; tình trạng nhiệm vụ (đang tiến hành hay đã kết thúc, đã được ứng dụng chưa); địa chỉ và quy mô ứng dụng; hiệu quả ứng dụng và tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường. Hoặc cơ sở dữ liệu về Công bố khoa học và chỉ số trích dẫn khoa học, trong đó có thông tin nhan đề; mô tả nội dung, chủ đề; tài liệu tham khảo; thông tin về chỉ sổ trích dẫn khoa học; toàn văn hoặc liên kết tới nguồn toàn văn của công bố khoa học...Ta cần cơ chế để liên thông thống nhất các phần mềm và dữ liệu với nhau nên cần xây dựng phần mềm có khả năng liên mục.

Từ 2 vấn đề thực tế đó, việc xây dựng cho tỉnh An Giang một phần mềm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ có tính chất liên thông mang tính chất rất quan trọng cho nên dựa vào khả năng của tôi, tôi đã mạnh dạn đề xuất áp dụng đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học thông qua việc thực hiện đề tài “Xây dựng phần mềm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh An Giang có khả năng kết nối liên thông”.